1. Home
  2. /
  3. Dịch vụ
  4. /
  5. Trám răng – Chữa tủy

Trám răng – Chữa tủy

TRÁM RĂNG CHỮA TỦY LÀ GÌ?

Trám răng chữa tủy là phương pháp phục hình răng và bảo vệ răng thật. Quy trình trám răng chữa tủy đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với dụng cụ, thiết bị hiện đại để ca điều trị diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Trám răng – Chữa tủy là gì?

Xem thêm: Răng giả – Hàm tháo lắp hiện đại nhất hiện nay tại Nha khoa Unistar

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN TRÁM RĂNG CHỮA TỦY

1. Trường hợp trám răng không lấy tủy

Đối với những trường hợp răng sâu chưa ảnh hưởng đến tủy hoặc răng gãy mẻ không bị lộ tủy. Đều được thực hiện trám răng trực tiếp mà không cần lấy tủy.

2. Trường hợp trám răng lấy tủy

Những trường hợp răng sâu nặng gây đau nhức nhiều khi ăn nhai và dễ nhạy cảm với các loại thực phẩm nóng lạnh. Răng chết tủy hoặc răng hư, gãy vỡ làm lộ tủy răng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đây đều là những trường hợp phải thực hiện lấy tủy răng trước khi trám.

Ưu và nhược điểm của trám răng chữa tủy

1. Ưu điểm của trám tủy răng

Bảo tồn răng thật: Lớp vật liệu trám răng như một lớp màng giúp bảo vệ răng thật thật tối ưu. Không những vậy, sau khi điều trị tủy viêm, Quý khách hàng cũng sẽ không còn cảm thấy đau nhức. Việc trám răng chữa tủy là điều cần thiết để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng và nguy cơ mất răng.

Cải thiện chức năng ăn nhai: Trám răng sẽ giúp tái tạo hình thể răng. Giúp răng thật cứng cáp hơn và xóa tan những cơn đau nhức. Nhờ vậy, khả năng ăn nhai sẽ được phục hồi tốt, góp phần nâng cao sức khỏe toàn diện.

2. Nhược điểm của trám tủy răng

Do tủy răng là nguồn nuôi dưỡng răng nên sau khi điều trị lấy tủy và trám phục hình, mô răng vẫn sẽ dễ gãy vỡ hơn so với răng tiêu chuẩn.

Quy trình trám răng chữa tủy

Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X – Quang

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát xem bệnh nhân có mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, máu không đông, huyết áp, … hay không? Nếu sức khỏe bệnh nhân ổn định, đủ các điều kiện để thực hiện lấy tủy sẽ tiến hành chụp X – Quang.
Kết quả chụp phim X – Quang sẽ cho biết tình trạng và mức độ viêm tủy. Đồng thời xác định chiều dài ống tủy và lên kế hoạch điều trị.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng răng trong quá trình lấy tủy.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng và gây tê tại chỗ.

Bước 3: Đặt đế cao su

Đế cao su được đặt ôm sát vào răng cho bệnh nhân nhằm ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy răng chết không rơi vào đường tiêu hóa. Đồng thời ngăn chặn nước bọt chứa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Bước 4: Tiến hành điều trị tủy

Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút hút sạch tủy chết ra ngoài.

Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Sau khi lấy hết tủy chết, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.

Răng sau khi chữa tủy có thể được phục hình bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ, tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của bệnh nhân.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

MIỄN PHÍ

UNISTAR DENTAL

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký thông tin Bệnh Nhân để được Bác Sĩ Chuyên Khoa của chúng tôi tư vấn miễn phí. Mọi thông tin của Bệnh Nhân đều được bảo mật.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

(Bệnh Nhân lưu ý mang theo Chứng Minh và Thẻ Bảo Hiểm)